NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM
Wednesday, June 5, 2024
Đạo giáo là một tôn giáo lớn xuất phát từ Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Do thiếu các kiến thức về Đạo giáo hoặc chỉ nhìn nhận Đạo giáo một chiều nên chúng ta thường lầm tưởng rằng Đạo giáo không có ảnh hưởng lớn bằng Nho giáo và Phật giáo, nhưng trên thực tế, tôn giáo này có nền tảng lâu đời và cách phát triển phức tạp, đặc biệt là khi được truyền tới Việt Nam. Do đó, tôi xin phép được viết một loạt bài về Đạo giáo mang tính chất giới thiệu và đối chiếu, so sánh về tôn giáo này để các bạn đọc có thể có những nhận định chính xác hơn, qua đó cũng có thể hiểu hơn các phong tục và tín ngưỡng của người Việt hiện nay.
I – NHỮNG NỀN TẢNG HÌNH THÀNH
Tổ chức Đạo giáo đầu tiên tại Trung Quốc
Với một cái nhìn khái lược, chúng ta thường cho rằng Đạo giáo được hình thành từ những người sùng tín luận thuyết của Lão Tử và Trang Tử. Nhưng trên thực tế, tổ chức Đạo giáo đầu tiên được thành lập cách thời đại Lão Tử (thế kỷ IV TCN) và Trang Tử ( khoảng 365 – 290 TCN) khá xa. Tổ chức Đạo giáo ấy có tên là Ngũ đấu mễ đạo, có nghĩa là mỗi người gia nhập tôn giáo này phải nộp năm đấu gạo. Tổ chức này còn có tên gọi khác là Thiên Sư đạo hay Chính nhất đạo hoặc Mễ vu. Trước Ngũ đấu mễ đạo, những phương pháp tu luyện hay các triết thuyết đã xuất hiện nhưng chưa hình thành tổ chức. (1)
Người sáng lập Ngũ đấu mễ đạo là Trương Lăng (34 – 156), hậu duệ của Trương Lương, vị quân sư có công giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang lên ngôi. Chỉ bắt đầu từ Trương Lăng, Lão Tử mới được tôn là thiên sư và được gọi là Thái thượng lão quân. Ông đã kết hợp Đạo Đức Kinh với Hà Đồ, Lạc Thư và các quan niệm về thiên văn, địa lý cổ xưa của Trung Quốc. Theo sách Đạo kinh của Ngũ đấu mễ đạo thì Trương Lăng đã được đích thân Thái Thượng Lão quân truyền đạo và trao nhiệm vụ cứu đời. Quy mô của Ngũ đấu mễ đạo ngay từ thời mới thành lập đã rất lớn, có đến 24 tổ chức giáo khu.
Hậu duệ của Trương Lăng là Trương Lỗ, chiếm cứ vùng Hán Trung, đặt hiệu là “Sư quân”, giáo dân theo rất đông. Họ tu luyện theo lối cầu nguyện và cấm uống rượu. Chiến đến năm 215, khi Tào Tháo đánh chiếm Hán Trung thì giáo dân ở khu vực này mới bị dời đi, nhưng Trương Lỗ vẫn được phong tước dưới sự bảo trợ của Tào Tháo, thậm chí Trương Lỗ và Tào Tháo còn kết thông gia. Chính do sự di dời giáo dân này mà Ngũ đấu mễ đạo càng được truyền bá rộng rãi ở khu vực phía Nam và Tây Nam Trung Quốc. (2)
Chịu ảnh hưởng của Ngũ đấu mễ đạo đặc biệt phải kể đến Thái Bình đạo được sáng lập dưới thời Hán Linh Đế (168 – 172). Thái Bình đạo một phần chịu ảnh hưởng của Ngũ đấu mễ đạo, một phần kết hợp với các tín ngưỡng trước đó ở phía Đông Trung Quốc. Ban đầu Thái Bình đạo do Vu Cát thành lập nhưng chỉ đến khi Trương Giác truyền đạo thì mới có sức ảnh hưởng lớn. Giáo pháp của Trương giác dựa trên tư tưởng Hoàng Lão, kết hợp thuyết âm dương ngũ hành với các loại bùa chú và tục thờ kính thần Trung Hoàng Thái Nhất. Trương Giác lấy nước bùa để trị bệnh khiến số lượng tín đồ gia tăng đột biến. (3) Sau đó Trương Giác khởi nghĩa mà sử gọi là Giặc Khăn Vàng. Cuộc khởi nghĩa này đã làm lung lay nền móng của nhà Hán. (4)
Bài liên quan
- Giáo hội Phật giáo VN thông tin: Phát ngôn của thượng tọa Thích Chân Quang; thông báo về ông Minh Tuệ
- Thích Minh Tuệ
- Nhà sư nhận nuôi phật tử 13 tuổi rồi “phá” trinh, ép qu.an h.ệ tìn.h d.ục nhiều lần trong chùa
- Thích Nhẫn Kiên- gã giả Sư đang lừa đảo Phật tử miền Bắc
- SƯ HỔ MANG: HOÀ THƯỢNG THÍCH CHÁNH LẠC
- Chuyện bi hài quanh Nguyễn Thiếu Văn
- "Sư Thích Minh Tuệ" quyết định ẩn tu tại cổng trời trên đỉnh Đèo Ngang, mong không ai đi theo
- MỘT GIÁO PHÁI LẠ XUẤT HIỆN TẠI VIỆT NAM
- Hà Tùng - Đạo Y dạy bạn ngủ, bất kể bạn có thức khuya hay không, nhất định phải xem!
- Chí của người học đạo
- Nữ Thanh Thiên Luật
- Tổng hợp 100 điều cấm kỵ trong dân gian!
Comments[ 0 ]
Post a Comment